Lộ trình tự học Excel cơ bản đầy đủ (full tài liệu & video)

Tự học excel cơ bản là việc rất cần thiết hiện nay. Học excel là điều tất yếu đối với mỗi sinh viên cũng như người đi làm. Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn các bạn lộ trình tự học excel cơ bản đầy đủ, dễ học, cung cấp những kiến thức cơ bản nhất giúp bạn có thể tự tin sử dụng excel tại trường học cũng như công ty mà mình làm việc.

Ở đây mình đưa ra lộ trình tự học excel mà theo mình đó là những kiến thức nền tảng cơ bản nhất. Khi bạn nắm được những kiến thức cơ bản, bạn hoàn toàn có thể tiếp tục học thêm các kỹ năng excel nâng cao.

Excel là 1 công cụ vô cùng mạnh mẽ sử dụng để tổng hợp, tính toán và phân tích. Excel được phát triển bởi Microsoft. Cùng với Word & Powerpoint, Excel là 3 công cụ phổ biến nhất trong bộ ứng dụng tin học văn phòng Microsoft Office.

Excel hiện nay được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Chính vì vậy, Excel đóng vai trò vô cùng quan trọng, là 1 công cụ không thể thiếu ở môi trường doanh nghiệp.

Các nội dung chính cần học:

1/ Tự học excel hay tham gia 1 khoá học????

2/ Tìm hiểu về Hàm trong excel

3/ Phân loại các nhóm Hàm trong excel

  • Hàm số học
  • Hàm xử lý chuỗi ký tự
  • Hàm xử lý dữ liệu ngày tháng
  • Hàm thống kê
  • Hàm dò tìm
  • Hàm luận lí

4/ Bộ tài liệu Tự học excel

1. Nên tự học excel hay tham gia một khoá học cơ bản?

Khi muốn học bất kỳ 1 kiến thức gì, chúng ta đều băn khoăn giữa việc tự học hay tham gia 1 khoá học. Đây là lời khuyên của mình dành cho bạn.

Đầu tiên bạn cần xác định mục tiêu bạn học để làm gì.

  • Với những mục tiêu học để sử dụng cơ bản, mình khuyên các bạn nên tự học.
  • Với những mục tiêu rèn luyện kỹ năng nâng cao, các bạn nên tham gia 1 khoá học bài bản hoặc mua sách để học theo.

Riêng với excel, mình thấy có thể tự học theo giáo trình và theo video trên youtube, vì vậy mình cũng khuyên các bạn cố gắng tự học, tạo động lực để mình chủ động học vì học excel không khó, bạn thực hành nhiều bạn sẽ nhớ và ngày càng nâng cao kỹ năng của mình.

Mình chia sẻ 1 số link youtube mà mình hay học theo:

Nếu các bạn vẫn cân nhắc về 1 số khoá học thì mình có thể chia sẻ 1 số khoá này mà mình đánh giá là phù hợp cho từng nhóm đối tượng:

2. Tìm hiểu về Hàm trong Excel

Cú pháp chung:

=TEN_HAM(các tham số)

Trong đó:

  • Các tham số trong hàm cách nhau bởi dấu phẩy (,) hoặc dấu chấm phẩy (;). Tuỳ vào cài đặt, bạn có thể tuỳ chỉnh dùng dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy trong công thức để thuận tiện khi sử dụng.
  • Tham số có thể là công thức, địa chỉ ô, địa chỉ vùng, hoặc giá trị hằng; tuy vậy bao giờ cũng phải thỏa mãn kiểu của từng tham số.
  • Trong mỗi hàm khác nhau, tham số có thể bắt buộc hoặc có tham số tùy chọn.
  • Hàm luôn trả về một giá trị.

2. Phân loại các nhóm Hàm trong Excel

a. Hàm số học

ABS:

ABS(x): trả về giá trị tuyệt đối (ABSolute) của biểu-thức-số x
Ví dụ: =ABS(1-5) -> Kết quả: 4

INT

INT(x): trả về số nguyên (INTeger) lớn nhất còn nhỏ hơn hoặc bằng x
Ví dụ: =INT(15/2) -> Kết quả: 7

MOD

MOD(x, y): trả về số dư của phép chia nguyên x cho y theo qui tắc sau: MOD(x, y) = x – y* INT(x/y)
Ví dụ: =MOD(9,2) -> Kết quả: 1

ROUND

ROUND(x, n): làm tròn số x tùy theo n;

  • với n > 0: làm tròn với n vị trí thập phân
  • n = 0: làm tròn đến hàng đơn vị,
  • n = -1 : làm tròn đến hàng chục,
  • n = -2: làm tròn đến hàng trăm,

    Ví dụ: =ROUND(6.27486,2) -> Kết quả : 6.27

PRODUCT

PRODUCT(x1 , x2 , … , xn): trả về tích các số x1 , x2 , … , xn

SUM

SUM(x1 , x2 , … , xn): trả về tổng các số x1 , x2 , … , xn

SUMIF

SUMIF(vùng1, điều-kiện, vùng2): trả về tổng các ô trong vùng2 tương ứng theo thứ tự với các ô trong vùng1 thỏa điều-kiện. Nếu bỏ qua tham số vùng_2 nghĩa là vùng_2 = vùng_1.

SUMIFS

SUMIFS(vùng-tính-tổng, vùng-chứa-điều-kiện-1,điều-kiện-1, [vùng- chứa-điều-kiện-2,điều-kiện-2],…) : trả về tổng các ô trong vùng-tính- tổng ứng với thứ tự các ô trong vùng-chứa-điều-kiện-1 thỏa điều-kiện- 1 và các ô trong vùng-chứa-điều-kiện-2 thỏa điều-kiện-2,…

SUMPRODUCT

SUMPRODUCT(vùng1, vùng2, …): trả về tổng của tích các ô tương ứng trong vùng1, vùng2,…

Xem thêm: Cách dùng hàm Sumproduct()

RAND

RAND(): trả về 1 số ngẫu nhiện trong khoảng từ 0 đến 1

RANDBETWEEN

RANDBETWEEN(số_nhỏ, số_lớn): trả về một số ngẫu nhiên trong khoảng từ số_nhỏ đến số_lớn

b. Hàm xử lý chuỗi ký tự

LEFT

LEFT(chuỗi, [n]): trả về n ký tự bên trái của tham số chuỗi. Lưu ý, nếu ta bỏ qua n thì mặc định n=1.
Ví dụ: =LEFT(“Tự học excel”,6) -> Kết quả: Tự học

RIGHT

RIGHT(chuỗi, [n]): trả về n ký tự bên phải của tham số chuỗi. Lưu ý, nếu ta bỏ qua n thì mặc định n=1.
Ví dụ: =RIGHT(“Tự học excel”,6) -> Kết quả: excel (gồm dấu cách trước chữ excel)

MID

MID(chuỗi, m, n): trả về n ký tự kể từ ký tự thứ m của chuỗi
Ví dụ: =MID(“Tự học excel”,5,3) -> Kết quả: c e (gồm chữ c dấu cách và chữ e)

Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng hàm Mid

TRIM

TRIM(chuỗi): trả về chuỗi đã cắt bỏ những khoảng trống của chuỗi, khi đó mỗi từ chỉ cách nhau một khoảng trắng.
Ví dụ: =TRIM(“ Tự học excel”) -> Kết quả: Tự học excel

LOWER

LOWER(chuỗi): trả về chuỗi chữ thường tương ứng với chuỗi đã cho
Ví dụ: =LOWER(“Tự học EXCEL”) -> Kết quả: tự học excel

Xem thêm: Cách dùng hàm Lower() trong excel

UPPER

UPPER(chuỗi): trả về chuỗi chữ hoa tương ứng với chuỗi đã cho
Ví dụ: =UPPER(“Tự học excel”) -> Kết quả: TỰ HỌC EXCEL

Xem thêm: Hướng dẫn dùng hàm Upper()

PROPER

PROPER(chuỗi): trả về một chuỗi mà ký tự đầu của mỗi từ đều là chữ hoa tương ứng với chuỗi đã cho
Ví dụ: =PROPER(“Tự học excel”) -> Kết quả: Tự Học Excel

LEN

LEN(chuỗi): trả về chiều dài của chuỗi, nghĩa là số ký tự kể cả khoảng trắng trong chuỗi đã cho Ví dụ: =LEN(“Tự học excel”) -> Kết quả: 12

FIND

FIND(chuỗi_1, chuỗi, [n]): trả về vị trí xuất hiện đầu tiên của chuỗi_1 trong chuỗi, bắt đầu tìm từ vị trí thứ n bên trái chuỗi trở đi (mặc định n = 1). Có phân biệt chữ hoa chữ thường
Ví dụ:
=FIND(“học”, “Tự học excel”) -> Kết quả: 54
=FIND(“Học”, “Tự học excel”) -> Kết quả: #VALUE!

SEARCH

SEARCH(chuỗi_1, chuỗi, [n]): trả về vị trí xuất hiện đầu tiên của chuỗi_1 trong chuỗi, bắt đầu tìm từ vị trí thứ n bên trái chuỗi trở đi (mặc định n = 1). Không phân biệt chữ hoa chữ thường
Ví dụ:
= SEARCH(“học”, “Tự học excel”) -> Kết quả: 4
= SEARCH (“Học”, “Tự học excel”) -> Kết quả: 4

REPLACE

REPLACE(chuỗi, i, n, chuỗi_mới): thay thế n ký tự trong chuỗi bắt đầu từ ký tự thứ i bằng chuỗi_mới.
Ví dụ:= REPLACE(“Tự học excel”,5,8,”word”) -> Kết quả: Tự học word

SUBSTITUTE

SUBSTITUTE(chuỗi, chuỗi_cũ, chuỗi_mới, [i]): thay chuỗi_cũ thứ i trong chuỗi bằng chuỗi_mới, nếu bỏ qua i nghĩa là thay thế tất cả chuỗi_cũ bằng chuỗi_mới.
Ví dụ: = SUBSTITUTE((“Tự học excel”, “excel”, “tin học văn phòng”) -> Kết quả: Tự học tin học văn phòng

TEXT

TEXT(số, định_dạng): đưa số từ kiểu số về kiểu chuỗi với định_dạng (xem thêm phần định dạng số)
Ví dụ: =TEXT(2000,“$#,###.00”) -> Kết quả: $2,000.00

VALUE

VALUE(chuỗi-số): trả về số tương ứng với chuỗi-số đã cho
Ví dụ: =VALUE(“0065”) -> Kết quả: 65

c. Hàm xử lý dữ liệu ngày tháng

NOW

NOW(): trả về ngày-tháng-năm và giờ hiện hành mà máy đang lưu giữ
Ví dụ: =NOW() -> Kết quả: 06/06/2021 07:20

TODAY

TODAY(): trả về ngày-tháng-năm hiện hành mà máy đang lưu giữ
Ví dụ: =TODAY() -> Kết quả: 06/06/2021

DATE

DATE(năm, tháng, ngày): trả về ngày-tháng-năm tương ứng.
Ví dụ: =DATE(2021,06,06) -> Kết quả: 06/06/2021

DAY

DAY(ngày-tháng-năm): trả về một con số (1 -> 31) chỉ ngày tương ứng với tham số ngày-tháng-năm
Ví dụ: =DAY(“06/06/2021”) -> Kết quả: 6

MONTH

MONTH(ngày-tháng-năm) : trả về một số (1 -> 12) chỉ tháng tương ứng với tham số ngày-tháng-năm
Ví dụ: =MONTH(“06/06/2021”) -> Kết quả: 6

YEAR

YEAR(ngày-tháng-năm): trả về một con số (gồm 4 chữ số) chỉ năm tương ứng với tham số ngày-tháng-năm
Ví dụ: =YEAR(“06/06/2021”) -> Kết quả: 2021

WEEKDAY

WEEKDAY(ngày-tháng-năm,[kiểu]): trả về số thứ tự (nghĩa là Thứ) của ngày-tháng-năm trong tuần.
Các kiểu thông dụng:
1: hàm trả về 1 là chủ nhật đến 7 là thứ bảy (mặc định)
2: hàm trả về 1 là thứ hai đến 7 là chủ nhật.
3: hàm trả về 0 là thứ hai đến 6 là chủ nhật.
Ví dụ : = WEEKDAY(“06/06/2021”) -> Kết quả: 1

TIME

TIME(giờ, phút, giây): trả về thời gian tương ứng với 3 tham số: giờ, phút, giây đã cho
Ví dụ : = TIME(6,30,5) -> Kết quả 6:30:05

HOUR

HOUR(btgiờ): trả về một số chỉ giờ (0 -> 23) tương ứng với btgiờ
Ví dụ : = HOUR(“08:30:15”) -> Kết quả : 8

MINUTE

MINUTE(btgiờ): trả về một số chỉ phút (0 -> 59) tương ứng với btgiờ
Ví dụ: =MINUTE(“08:30:15”) -> Kết quả : 30

SECOND

SECOND(btgiờ): trả về một số chỉ giây (0 -> 59) tương ứng với btgiờ
Ví dụ : =SECOND(“08:30:15”) -> Kết quả : 15

d. Hàm thống kê

MIN

MIN(danh-sách) : trả về giá trị nhỏ nhất của các số trong danh-sách
Ví dụ: = MIN(3,1,2,9) -> Kết quả: 1

MAX

MAX(danh-sách) : trả về giá trị lớn nhất của các số trong danh-sách
Ví dụ: = MAX(3,1,2,9) -> Kết quả: 9

AVERAGE

AVERAGE(danh-sách) : trả về giá trị trung bình của các số trong danh- sách
Ví dụ: = AVERAGE (3,1,2,9) -> Kết quả: 3.5
Ví dụ: Xem chi tiết

AVERAGEIF

AVERAGEIF(vùng_1, điều_kiện[, vùng_2]): trả về giá trị trung bình của các ô trong vùng2 tương ứng theo thứ tự với các ô trong vùng1 thỏa điều-kiện. Nếu bỏ qua tham số vùng_2 nghĩa là vùng_2 = vùng_1

COUNT

COUNT(danh-sách) : trả về số lượng các ô có kiểu số trong danh-sách
Ví dụ: =COUNT(1,4,5, “tự học”) -> Kết quả: 3

COUNTA

COUNTA(danh-sách) : trả về số lượng các ô có nội dung khác rỗng trong danh-sách
Ví dụ: =COUNTA(1,4,5, “tự học”) -> Kết quả: 4

COUNTIF

COUNTIF(vùng, điều-kiện) : trả về số lượng các ô trong vùng thỏa điều-kiện

RANK

RANK(ô, vùng, kiểu) : trả về thứ tự xếp hạng của ô trong vùng; kiểu = 1: xếp hạng tăng dần, kiểu = 0 hoặc không ghi kiểu: xếp hạng giảm dần

e. Hàm dò tìm

VLOOKUP

VLOOKUP(giá-trị-dò, bảng-dò, cột, kiểu-dò): dùng giá-trị-dò để dò tìm trên cột đầu tiên của bảng-dò (Không tìm thấy trả về #N/A) Có 2 trường hợp: Kiểu dò là False hay 0: nghĩa là dò tìm chính xác.Kiểu dò là True, hoặc 1, hoặc lờ đi: nghĩa là dò tìm xấp xỉ. Excel dò đến một giá trị lớn nhất còn nhỏ hơn hay bằng giá-trị-dò. Cột đầu tiên của bảng-dò nên được sắp xếp tăng dần.

Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng hàm Vlookup() trong excel

HLOOKUP

HLOOKUP(giá-trị-dò, bảng-dò, dòng, kiểu-dò): dùng giá-trị-dò để dò tìm trên dòng đầu tiên của bảng-dò (Không tìm thấy trả về #N/A) Có 2 trường hợp: Kiểu-dò là False hay 0: dò tìm chính xác.Kiểu-dò là True, hoặc 1, hoặc lờ đi: nghĩa là dò tìm xấp xỉ. Excel dò đến một giá trị lớn nhất còn nhỏ hơn hay bằng giá-trị-dò. Dòng đầu tiên của bảng-dò nên được sắp tăng dần.

MATCH

MATCH(giá-trị-dò, bảng-dò, kiểu-dò): Trả về thứ tự vị trí của giá-trị-dò trong bảng-dò (chỉ là 1 dòng hoặc 1 cột). Kiểu-dò là 0 (dò chính xác và bảng-dò không cần sắp xếp)Kiểu-dò là 1 hoặc lờ đi (MATCH tìm đến giá trị lớn nhất còn nhỏ hơn hay bằng giá-trị-dò và bảng-dò phải được sắp xếp tăng dần)Kiểu-dò là -1 (MATCH tìm đến giá trị nhỏ nhất còn lớn hơn hay bằng giá-trị-dò và bảng-dò phải được sắp xếp giảm dần).

CHOOSE

CHOOSE(thứ-tự, giá trị 1, giá trị 2, …): trả về một giá trị trong một danh sách các giá trị; giá trị đó tương ứng với thứ-tự chỉ ra. Nếu thứ-tự nhỏ hơn 1 hoặc lớn hơn số giá trị trong danh sách thì CHOOSE trả về #VALUE!

INDEX

INDEX(bảng-dò, dòng, cột): trả về giá trị trong bảng-dò tương ứng với tọa độ dòng, cột.

f. Hàm luận lí

IF

IF(btLogic1, bt1, bt2): Nếu btLogic có giá trị TRUE thì trả về bt1, ngược lại btLogic có giá trị FALSE thì trả về bt2
Ví dụ : =IF(1>2,1,2) -> Kết quả: 2

AND

AND(btLogic1, btLogic2, …): trả về TRUE nếu tất cả các btLogic đều có giá trị TRUE, trả về FALSE nếu có ít nhất một btLogic có giá trị FALSE
Ví dụ: =AND(1>2,2<3) -> Kết quả : FALSE

OR

OR(btLogic1, btLogic2, …): trả về FALSE nếu tất cả các btLogic đều có giá trị FALSE, trả về TRUE nếu có ít nhất một btLogic có giá trị TRUE
Ví dụ : =OR(1>2,2<3) -> Kết quả : TRUE

NOT

NOT(btLogic): trả về giá trị phủ định của btLogic
Ví dụ: =NOT(AND(1>2,2<3)) -> Kết quả: TRUE

3. Download bộ tài liệu tự học Excel cơ bản (file pdf):

Tải bộ tài liệu tại đây: Link download

4. Có cần phải tham gia khoá học excel không?